Các anh tìm gì thế?“

Con tìm gì vậy? Câu hỏi này đã đến với con nhiều lần trong đời nhất là lúc hồi tâm, sau khi gặp những gì làm con bối rối, con đã tìm đúng ý Chúa chưa, có thật sự con đã quyết theo Ngài, tại sao như vậy?

Trước kia có nhiều lúc con cảm giác bị quá tải, bịnh tật của những người trong gia đình, trong người thân, công việc làm ăn chồng chất. Con cảm thấy đôi vai gầy của con nặng chĩu không gánh nổi, lúc đó Chúa với con còn xa vời, chưa hiểu rõ tình yêu của Ngài với con, con chỉ làm đủ bổn phận với Cha mình theo lề luật. Con đã đi tìm cái bình an nơi thiền trong những khóa học ở nơi không khí trong lành, yên tĩnh. Lúc đầu tâm hồn con thinh lặng, thảnh thơi, cố quên được những khó khăn của đời sống. Con tập được thư dãn trước khi thiền qua nhịp thở, để tâm trí mình qua nhịp thở để đẩy các xáo động, lo lắng, ý nghĩ trong đầu, con ngồi yên và thở đều đặn.

Nhưng một thời gian càng đi sâu thêm, con thấy thay vì cái bình an con kiếm, nảy trong con cái bất an, vì trong thâm sâu có gì xáo động. Nguyên tắc của thiền là cố gắng đạt đến cái „không“ trong tâm trong trí óc trống rỗng, còn con tập vào „không“, tức là ráng để cái tôi biến mất trong con giây phút đó, con trống rỗng thiếu một cái gì, thiếu hình ảnh của Chúa, con cần Chúa, không tách rời được! Tuy là còn hời hợt với Ngài nhưng Ngài đã ở sâu trong con mà không nhận ra.Con không thể để tâm trí hoàn toàn trống không được, không có chỗ dựa, có cái gì lỏng lẻo. Từ mâu thuẫn đó, con biết quyết định phải đi tìm hiểu thêm về Chúa. Trước hết phải cần những người đồng hành, linh hướng, người thầy như Thánh Gioan Tẩy Giả. Con không cần tìm, Chúa đã gởi những người đi cùng mà con trước giờ không nhận ra họ, họ đứng cạnh mà con không biết, con có mắt mà như mù. Chúa chỉ cần sự ưng thuận của con nhất quyết theo Ngài, là một chương trình Ngài đã soạn sẵn cho con, từ từ từng bước một, hiện ra dần dần ăn khớp với cá tính của con. Câu của Thánh Augustino trong sách Tự Thuật rất đúng trong trường hợp con: „Ai tìm kiếm Chúa, người đó s chúc tng Ngài. Là vì ai tìm kiếm, người đó s gp, và khi đã gp h s ngi khen Ngài

Ngay khi cầu nguyện, những giây phút lắng đọng, chẳng phải là giây phút tạo cái „không“ sao? Cái „không„ đây không phải là đầu trống rỗng, nhưng để mình lắng đọng giữa những tiếng động chung quanh, tâm mình không còn bám víu với cái tôi của cuộc sống, tập bỏ cái tôi để chờ Ngài đến. Tâm có lặng thì mới nghe được tiếng Ngài, càng lặng thì Ngài mới đến tràn đầy. Không phải cái cắt đứt với thế giới chung quanh, mà sống trong thế giới này vẫn có thể ý thức và tĩnh lặng để gặp Chúa, nghe Chúa nói để hiểu Ngài hơn, cảm nhận được tình yêu của Ngài rõ hơn, sự liên quan giữa Chúa và con chặt chẽ hơn. Cái „không“ với Chúa không còn trống trải mà linh động, dồi dào hơn.

 

K gn bó cùng Ta

S được ơn gii thoát

Người nhn biết danh Ta

S được sc ph trì„  (Tv 90,14)

 

Tạ ơn Chúa đã kiên nhẫn với con, để cho con tự do quyết định đi đến Ngài, phương tiện Chúa ban cho con dồi dào, xin Chúa giúp con biết dùng những ơn ban đó để đạt đến cứu cánh cuối cùng là luôn bước sát theo Ngài. Amen.

 

Agnes Thu