Jean-François Thomas SJ.

Làm thế nào để có thể bảo vệ mình khỏi những kẻ ác độc?

 

Làm thế nào để vượt lên sự ác độc mà không độc ác?

Chắc chắn không thể chấp nhận nhu nhược và thỏa hiệp.

Noi gương Chúa Kitô, chúng ta giữ khoảng cách để không hung bạo cũng không ngây ngô.

 
Sự độc ác luôn hiện diện cho đến khi Chúa thanh tẩy mọi thứ bởi chính Ngài. Như Chúa Giêsu nói, chúng ta luôn có người nghèo ở giữa chúng ta. Và chúng ta cũng luôn có người độc ác và chính chúng ta cũng có thể bị lôi cuốn vào tội khủng khiếp này. Michel Audiard, người viết đối thoại phim nổi tiếng đặt trên miệng một trong các nhân vật trong phim Les Tontons flinguers do diễn viên Linno Ventura đóng, lời thoại này đã thành lời mẫu: “… Mấy thằng c… chúng dám tất cả, chính vậy mà người ta nhận ra chúng.” Câu ném đá này có thể áp dụng hoàn hảo cho những tên độc ác. Khi họ nhắm vào một ai, sự táo bạo của họ khi chửi rủa và các hành động hèn hạ của họ là chữ ký không sai trệch của họ.
 
Kẻ độc ác cắm neo trong sự dữ
 
Kẻ độc ác bất chấp mọi giới hạn, mọi chướng ngại, họ xuyên thủng hàng rào bảo vệ mà họ nghĩ là đảm bảo nhất và không ai thắng được. Người độc ác thật sự, người biến độc ác thành thương hiệu của họ, họ không bao giờ vô ý, đãng trí, phớt qua. Họ lập pháo đài độc ác của họ trên cát, sự độc ác này mang nhiều hình thức khác nhau, đôi khi nó được triển khai rất công phu và tinh tế: nói xấu, vu khống, phản bội. Để trở nên độc ác phải neo trong sự dữ vì tính độc ác đòi hỏi một nhận thức đầy đủ và kiên trì trong mong muốn làm hại. 
“Mặt khác kẻ độc ác nhất là kẻ tức tối như tên đạo đức giả sử dụng sự gian ác.”
 
Không kẻ độc ác nào là tình cờ. Họ phải quyết định đầy đủ và có suy nghĩ để độc ác. Đây không phải là những chuyện dữ giằn nho nhỏ chẳng hạn như đứa bé chướng khí hay thiếu giáo dục, mà là sự ác độc cơ bản đôi khi ẩn giấu dưới mặt nạ đức hạnh. Mặt khác kẻ ác độc nhất là kẻ tức tối như tên đạo đức giả sử dụng sự gian ác ồi tệ nhất, là kẻ gian ác dùng vẻ đạo đức giả để che chắn hành động độc ác của mình. Khi bị buộc tội, họ giơ tay, ngước mắt lên trời.
 
Một sự mù quáng
 
Sự ác độc bắt vít trong quả tim người dùng nó. Không có gì ngạc nhiên khi thánh Tôma Aquinô đặt nó vào trong trọng tâm Tổng luận De Malo (Sự Xấu) của ngài. Từ thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên, nhà thơ Publilius Syrus trong Các câu ngạn ngữ và châm ngôn (Sentences et Maximes) của ông đã nói rõ: “Hãi sợ nhất khi sự ác độc có bề mặt bên ngoài là lòng tốt.” Thật kỳ lạ, những người cả đời sống trong sự ác độc như văn hào Voltaire, ông dai dẳng đeo đuổi dữ tợn nhất những người mà ông cho là kẻ thù của mình, thì thường là những người mù quáng với nguồn gốc sự dữ gặm nhắm trong lòng họ. Chẳng hạn triết gia Fernet cho rằng, con người sinh ra không xấu, và nếu người đó bị ác độc làm nhiễm thì có thể sự nhiễm độc này bị các nhà cầm quyền gây ra. Một phân tích ngắn. Triết gia Jean-Jacques Rousseau đã viết cùng một câu ngu xuẩn: “Mọi ác độc đến từ sự yếu đuối; trẻ em dữ dằn vì nó yếu đuối; làm cho nó mạnh, nó sẽ nên tốt.”
Sự lạc quan ngây ngô của những người này đã giũ bỏ tội nguyên tổ, và tất cả hậu quả của nó dường như không đi đôi với lời Chúa nói về tiền công của người công chính và kẻ gian ác, đặc biệt trong sách Châm ngôn của vua Salômôn (X.1-XII.14). Hình phạt sẽ giáng xuống trên đầu kẻ làm điều bất công do lòng gian ác của họ, nhưng không bao giờ nói hình phạt sẽ ở đời này. Đó là lý do vì sao kẻ gian ác thường phạm gian ác cho đến hơi thở cuối cùng và càng ngày càng tích lũy thêm nạn nhân.
 
Nếu không may chúng ta gặp kẻ ác độc hoặc bị họ đến gần (lần này chúng ta bỏ qua một bên trường hợp chúng ta là người xấu…), chúng ta nên có thái độ nào? Để bảo vệ mình, mình có nên rèn vũ khí giống họ và trả lời sự hèn hạ bằng các đòn hạ cấp không? Chắc chắn là không. Dùng gian ác để tiêu diệt gian ác là không cao thượng. Đây là dấu chỉ của sự yếu đuối cá nhân, duy trì sự gian ác và làm cho nó càng hung bạo hơn. Chúng ta có nên bỏ qua, không chống cự lại và như thế là hợp tác, mà chúng ta không biết, vào công việc chết chóc của kẻ gian ác không? Cũng không như vậy, vì sự thụ động này khiêu khích tật xấu của kẻ gian ác và dẫn đến vòng xoáy bất tận.
 
sự dữ 3
Trên thực tế, tốt hơn là noi theo – như trong tất cả mọi chuyện – gương Chúa Kitô, Chúa chúng ta. Họa sĩ Jérôme Bosch đã vẽ bức tranh thật sâu sắc cảnh Chúa vác Thánh giá, sự chiến thắng của Chúa Kitô bị những kẻ gian ác làm sỉ nhục. Chúa Giêsu dường như bị những kẻ vô lại, những tên tố cáo và lên án Ngài bủa vây tứ phía. Tất cả mọi người nhăn nhó, thóa mạ, dèm pha, nói phạm thượng, những nhân vật với khuôn mặt bị biến dạng vì tâm địa gian ác. Tính xấu luôn đọc trên các khuôn mặt, trên ánh nhìn. 
 
Chúa Kitô không chiến đấu với những kẻ vu cáo mình, vậy mà Ngài là người chiến thắng giữa đám đông bẩn thỉu này. Ngài chiến thắng vì Ngài không để hận thù tuôn trào. Ngài hoàn toàn tập trung vào ơn của đời Ngài. Dù Ngài bị các tên đao phủ chà đạp, Ngài vẫn giữ được khoảng cách, cao hơn, không thể chạm tới được dù thân xác Ngài đầy vết thương.
 
 
Một khoảng cách yên bình
 
Nếu chúng ta là nạn nhân của một kẻ độc ác thì đó là con đường phải theo. Sự cự lại của chúng ta phải ở trong khoảng cách yên bình. Đừng bao giờ nhìn thấp. Không thiếu những kẻ gian ác, sau khi dai dẳng tấn công lại đi giải hòa. Đó là điều họ dám làm tất cả: họ muốn làm như không có chuyện gì xảy ra. Một lần nữa, khoảng cách không bạo lực là câu trả lời. Sự tha thứ sâu đậm phải ở trong tâm hồn chúng ta, nhưng đừng cố gắng lấy lại những chuyện đã qua, vì có nguy cơ làm mọi thứ có thể bị phá hủy vĩnh viễn, kẻ gian ác không ở lâu trong những điều tốt lành như họ cho thấy. Họ chờ đợi thời cơ để làm một cú chí mạng. Có bao nhiêu là bạn bè xấu, sau khi đã làm đủ mọi cách để vu khống, để phản bội, đột nhiên xin bạn thoái lui viện cớ tất cả có thể xóa bỏ, và nếu bạn không đáp ứng mong chờ của họ, bạn mới là người gian ác thật sự!
“Than ôi phải ghi nhận, sự gian ác là điều lan tỏa mạnh trong các nhóm người, và Giáo hội cũng không thoát được quy tắc.” 
 
Tính hai mặt của kẻ độc ác  
 
Than ôi phải ghi nhận, sự gian ác là điều lan tỏa mạnh trong các nhóm người, và Giáo hội cũng không thoát được quy tắc. Sự gian ác cũng ngự trị ở đó, dai dẳng, hủy hoại, cắn xé. Đôi khi nó là bù đắp cho những người nghĩ họ đang hy sinh. Những người dùng sự gian ác này thường có một sự nghiệp đẹp vì họ biết che giấu gian ác dưới bỏ bọc tốt đẹp bên ngoài. Khi họ đạt đến các vị trí quyền lực, họ là một tai họa, cỏ không mọc trở lại nơi họ đã đi qua. Khi thì họ dùng mật ong, khi thì họ dùng giấm để thu hút ruồi rơi vào bẫy. Khi thì mỉm cười, người khác có vẻ ngoan cố, khép kín và hận thù: kẻ gian ác là người sống hai mặt, như ngôi mộ bôi vôi bên ngoài nhưng bên trong là bóng tối. Chỉ có khuôn mặt của Chúa Kitô có thể giúp chúng ta không buông bỏ thập giá, không bị thập giá nghiền nát.
 
Sophocle, kịch tác gia thế kỷ thứ nhất trước công nguyên đã lưu ý, sự ngu ngốc là anh em của sự gian ác, nhưng những người rất thông minh lại gian ác và tự hào về điều này. Họ chỉ chiếm được quân hàm bằng cách dùng chước này. Ở điểm này họ là quân hầu của Satan, Satan rất xuất sắc nhưng nó chỉ lo duy nhất chuyện sự dữ của nó. Không có gì ngạc nhiên khi các cộng đoàn kitô hữu tiên khởi rất thận trọng theo dõi và chăm sóc các mối quan hệ giữa các thành viên của mình. Chỉ một kẻ ác độc là có thể đầu độc mọi người vì họ không bao giờ đặt ra giới hạn và luôn muốn chinh phục các lãnh thổ mới. 
 
Nó sẽ rất nặng trên bàn cân 
 
Chúng ta tất cả đều là những người tội lỗi khốn khổ. Một số tội liên quan nhiều đến bản chất chúng ta hơn một số tội khác, vì thế các yếu đuối này ít làm tổn hại tâm hồn chúng ta hơn. Sự gian ác, xuất phát từ sự sử dụng sai lầm trí thông minh của chúng ta, và, như được phản ánh và ưng thuận, nó sẽ rất nặng trên bàn cân của Tổng lãnh thiên thần Micae. Chúng ta hãy coi chừng các kẻ ác độc và sự gian ác, nhất là sự gian ác mà chúng ta có thể phạm. Và nếu chẳng may chúng ta phạm tội thì phải sửa ngay, trong lúc còn kịp, cho sự bất công của chúng ta, trước khi quá muộn, trước khi tiếng nghiến răng khóc lóc vang lên.
 
Pacôme Hồng Phước dịch (Nguồn: phanxico.vn)