20- Thưa cha, Thiên Chúa đã dựng nên muôn vật, còn ai tạo nên bao nỗi bất hạnh?

 

Kitô hữu không phải là người theo thuyết nhị nguyên. Họ tin rằng Thiên Chúa tạo dựng nên điều thiện, đồng thời, lại có một đấng quyền năng tương đương, tạo nên điều ác và điều bất hạnh. Thiên Chúa là Đấng tạo thành mọi sự.

Thế nhưng tại sao ta có thể quả quyết rằng Thiên Chúa là Tình yêu, nếu đồng thời, Ngài cũng là nguồn gốc sự dữ? Không khéo ta lại biện hộ cho Ngài vô tội khi ta tin vào Ngài. Nhưng mà, khi làm như vậy, ta sẽ lạc lối, sai lầm.

Thiên Chúa không dùng sự bất hạnh như một phương cách để ta đạt đến một điều tốt lành hơn; sụ bất hạnh càng không phải là một hình phạt, như bài học để ta nhớ đời. Vậy thì tự do của chúng ta là gì? Thế nhưng, chúng ta cũng phải thừa nhận rằng sự bất hạnh có thể phát sinh từ sự tự do mà ta lạm dụng. Tất cả chúng ta đều phải chịu trách nhiệm về sự thiếu thân thiện, về tính ích kỷ, về sự bất công càng ngày gây khó khăn cho cuộc sống, đó là hậu quả tội lỗi của chúng ta.

Nhưng phải nói làm sao về những bất hạnh tự nhiên giáng xuống trên đầu chúng ta?

Thay vì chú tâm tìm cho ra lẽ, đức tin mời gọi người Kitô hữu nên đối phó trước sự dữ, trước nỗi bất hạnh mà bản chất thực là vô lý đó. Đối phó với mọi biểu hiện của chúng bằng nào có thể và vượt lên trên mọi thử thách bằng cách quả quyết rằng con người được dựng nên là để hưởng thụ hạnh phúc và niềm hoan lạc. Nên xem mỗi một nỗi bất hạnh như một cái chết chuẩn bị cho sự lìa bỏ cuộc đời. Để trở về với Thiên Chúa tình yêu, ta nên “dần dần từng bước hiến mạng sống mình”. Chính lúc trở nên cơ cực, mà ta càng có khả năng yêu thương.