Con người sống trong thế giới này, ngoài những mặt tốt trong tâm tính, cũng khó tránh khỏi mặt trái phụ diện. Một trong những điều đó là tâm đố kỵ giữa người với người, tưởng chừng như nhỏ bé mà hậu quả lớn vô cùng.

 

Đố kỵ là một loại tâm vô cùng xấu xa, nó biểu hiện rất phổ biến trong xã hội, giữa con người với con người. Thấy người tài giỏi, danh tiếng tốt, đạo cao đức trọng, mình sinh lòng đố kỵ ghen ghét. Thấy người vinh hiển, mình lấy làm bực tức khó chịu, trong lòng xốn xang, lộ ra cử chỉ không bằng lòng rồi kiếm chuyện nói xấu, làm cho giảm uy tín người đó.

Sự cạnh tranh phát triển về mọi mặt càng ngày càng gay gắt cho nên mối quan hệ càng ngày càng phức tạp hơn bởi tâm lý ghen ghét, tật đố càng nhiều. Vậy do đâu mà có?

Nguyên nhân chính khởi xuất cho tâm tật đố là sự ích kỷ, nhỏ nhen và tham lam của con người. Nó giống như làn khói đen,  ngày dần ngấm sâu trực tiếp vào bộ óc con người nên khó mà buông bỏ. Nhiều khi nó bỗng nhiên trở thành tự nhiên, có thể làm người thứ ba ngạc nhiên không tưởng.

Tâm đố kỵ quả thực mang đến cho con người không ít những điều không tốt. Anh chị em đang sống vui vẻ thuận hòa, bỗng chốc đổ vỡ chỉ vì lòng ghen ghét đố kỵ, anh giàu hơn em hoặc ngược lại.

Tình cảm bè bạn lâu bền cũng sụp đổ vì lòng ghen ghét, bạn giỏi hơn, giàu có hơn, có địa vị xã hội cao hơn…Thế chẳng phải tâm đố kỵ đã làm xấu đi tình cảm con người với con người, và một khi tình cảm người và người trở nên không tốt đẹp thì xã hội có tốt đẹp được không?

Khi nuôi dưỡng tâm tật đố, thì tài năng con người ngày càng bó hẹp, tức là nó làm cản trở tiến trình phát triển tài năng của con người. Ngoài ra lòng ghen tỵ có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe thể chất và tinh thần.

Người hay tật đố sẽ không dễ dàng mà vui vẻ, tinh thần họ rất khổ sở, lâu dần sẽ mắc một  chứng bệnh “stress” hành hạ, tâm bất ổn định. Và khi mà tâm không ổn, không tịnh thì sức khỏe con người sẽ không thể bình thường, chẳng phải vẫn có câu nói rằng “bệnh tại tâm sinh”? Vì thế tại sao con người không thân thiện, thoải mái, chân tình với nhau, ghen ghét độ kỵ làm gì chứ?

Tâm đố kỵ của con người, nó cũng như đốm sáng trong đêm tối, rất dễ để người khác nhận ra. Nhưng một khi người có tâm đố kỵ lớn, trong tay có quyền lực, có địa vị thì đúng là đáng sợ, nó trở thành ác độc, thâm hiểm. Khi con người có tâm đố kỵ lớn, sẽ dần khiến cho bản thân mất đi lý trí, trong tâm luôn có sự oán hận, bất bình.

Con người dần phát triển theo hướng tà ác, trong lịch sử Trung Quốc có nhân vật nổi tiếng có tâm đố kỵ phải kể đến Bàng Quyên – đố kỵ dùng độc kế với Tôn Tẫn

Bàng Quyên và Tôn Tẫn tuy đều là bạn đồng môn, nhưng Bàng Quyên lại đố kỵ Tôn Tẫn có tài binh pháp hơn mình. Khi tâm đố kỵ nổi lên, liền dùng kế độc hãm hại Tôn Tẫn. Bàng Quyên vì tâm đố kỵ mà hiểm độc vô cùng.

Bàng Quyên và Tôn Tẫn tuy cùng bái một sư nhưng lại mỗi người có một sở trường riêng, sau khi xuất sơn đến Nguỵ quốc làm tướng quốc nhưng trong lòng vẫn luôn đố kỵ với Tôn Tẫn, sợ một ngày nào đó Tôn Tẫn sẽ vượt qua mình, vậy là Bàng Quyên dùng độc kế hãm hại, chặt chân Tôn Tẫn, sau cùng Tôn Tẫn còn phải dùng đến cả khổ nhục kế giả điên để thoát thân.

Cuối cùng khi Tôn Tẫn thoát nạn chạy sang nước Tề, sau làm Tướng quốc của nước Tề. Tới năm 341 trước công nguyên, sau nhiều lần đem quân đi đánh thất bại, lại một nữa  Bàng Quyên đem quân đi đánh nước Tề, bị Tôn Tẫn dùng kế ‘Rút củi đáy nồi’ lừa vào chỗ chết, bách tiễn xuyên thân, bỏ mạng nơi rừng hoang.

Từ là chỗ bạn học đồng môn, nhưng vì lòng đố kỵ, ganh đua không muốn ai hơn mình. Bàng Quyên đã hại người hại mình, ôm nhục thiên thu vạn kiếp.

Đố kỵ như con dao hai lưỡi, hại người hại mình. Bàng Quyên cho tới tận lúc chết cũng không thể từ bỏ tâm đố kỵ của mình, bài học này cho chúng ta thấy, một khi đã bị tâm đố kỵ nó khống chế thì khó có thể tự giải thoát cho mình. Vì vậy chúng ta, mỗi một con người, khi trong lòng có tâm tật đố khởi nên thì hãy dùng cách này hay cách khác mà tiêu trừ nó, đừng để rồi một ngày kia ôm hận thì cũng muộn màng.

 

Theo Secretchina.com

https://tonggiaophanhue.net/