lavie.fr, Stéphanie Combe, 

Em bé có phải là người nhút nhát, lo lắng, tức giận, xúc cảm hay lên xuống bất thường không? Giống như 30% dân số, con của bạn có thể quá nhạy cảm. Một xúc cảm đặc biệt xáo trộn và tế nhị mà những em bé nhỏ tuổi khó sống trong giai đoạn này. Giải thích

Khuyến khích đứa bé, cho nó tự tin và sức mạnh để đương đầu với thế giới.

Bà Claire, mẹ của ba đứa bé tâm sự: “Với cháu Clément thì không có gì là dễ dàng. Nó phản ứng trước mọi chuyện, không chịu được mùi áo len, tiếng động ồn ào, luôn canh cánh lo chuyện này chuyện kia…”

Cảm xúc của cháu rất mãnh liệt: “Một cuối tuần có thể làm cho cháu rơi vào vực thẳm buồn dữ dội. Cháu đã khổ sở trong thời gian chúng tôi dọn nhà, các cơn giận dữ của cháu lũy thừa theo cấp số nhân. Cháu cảm thấy mình “xấu xí và không được tích sự gì.” Lúc 7 tuổi, cháu hét lên: “Mẹ ơi, con sắp tự tử!” Tôi hoàn toàn bất lực, không biết phản ứng như thế nào, cháu làm tôi phát sợ.” Kinh nghiệm này cũng giống kinh nghiệm của ông Pierrick Martinez, 40 tuổi, nhà thiết kế đồ họa và họa sĩ minh họa. Trường học đã rất vất vả với người con trai của giáo viên ở Doubs này.

Các đương sự “phản ứng rất mạnh”

Ngay từ rất sớm, các em quá nhạy cảm bị cho là nhút nhát, đầu lơ lững trên không, sống trong bong bóng của mình. “Tôi đã xây dựng bản thân với các nhãn hiệu này, điều này càng làm cho tôi thiếu tự tin và gặp rắc rối trong suốt cuộc đời.” Dù khao khát có một tình bạn bền chặt, nhưng khi còn nhỏ, ông Pierrick không sợ cô đơn, ngược lại là đàng khác. Pierrick tự tạo cho mình nguồn lực riêng, trong im lặng, ngồi ráp Lego hàng giờ, hoặc vẽ hoặc đọc sách. Học đàn dương cầm trong bảy năm, thầy giáo thấy em có tai âm nhạc. Còn khi vào đại học? Ông nhớ lại: “Tôi không thể hòa nhập được với nhóm con trai mê bóng đá và xe mô tô, tôi là bạn tâm sự của các cô…”

Như 30% dân số, Clément và Pierrick là một trong những người có độ nhạy cảm cao, cao hơn mức trung bình. Một tính năng gần đây được các nhà nghiên cứu làm nổi bật. Những người siêu thẩm mỹ này rất nhạy cảm với cảm xúc, họ rất đồng cảm với người khác, với mọi người và động vật, đôi khi họ làm mọi người ngạc nhiên với trực giác của họ.

Trên thực tế, không có gì mới dưới ánh mặt trời. Triết gia Fabrice Midal nhắc lại, hồ sơ của những đương sự có “phản ứng mạnh” này đã có từ thời tiền sử: “Họ làm công việc ‘canh gác’, họ  thấy trước người khác nguy hiểm sắp đến, họ dùng ăng-ten đánh hơi của mình.”

Và để giải thích: “Nghiên cứu về khoa học thần kinh giúp hiểu rõ hơn về sự nhạy cảm thần kinh này. Bộ não được bảo vệ bởi một lưới ít, nhiều mịn hơn, tạo thành nhiều bộ lọc. Ở người quá nhạy cảm, lưới này lỏng hơn mức trung bình. Bộ não của họ ít lọc hơn, vì vậy họ nhận được nhiều thông tin hơn.” Một đặc thù bẩm sinh, dễ nhận thấy từ nhỏ.

Tiến sĩ tâm lý học và chuyên gia về chứng quá nhạy cảm Saverio Tomasella giải thích: “Nghiên cứu của Thomas Boyce cho thấy trẻ em “hoa lan” bị môi trường và các sự kiện tác động nhiều hơn, vì thế các em ít chịu đựng va chạm hơn. Các em phản ứng mạnh với căng thẳng, tiêu hóa chậm hơn, giấc ngủ mong manh hơn, nhạy cảm hơn với các chất kích thích và hay đau ốm hơn.”

“Cảm giác lạc lõng”

Đặc tính này cũng thấy khi học tập. Bị các kích thích đủ loại tác động, các em thường khó tập trung. Khác biệt với những người có tiềm năng cao, đặc trưng bởi tốc độ xử lý thông tin của họ, Tiến sĩ Tomasella nhấn mạnh: “Một em bé nhạy cảm cần thêm 20 đến 25% thì giờ để tiếp cận một khái niệm mới, vì khả năng xử lý giác quan chuyên sâu đòi hỏi trẻ phải chú tâm quá nhiều, lại còn phải tập trung vào chi tiết. Ngược lại, một khi đã được tiếp thu, thì em bé này sẽ đi nhanh hơn các em bé khác.”

Trong đời sống hàng ngày, đặc tính này không phải lúc nào cũng dễ sống. Họ là người lo lắng, khát khao công lý, có vẻ rụt rè, thậm chí hay mè nheo, rồi đột nhiên lên cơn, trước sự ngạc nhiên của mọi người vì một chuyện không đáng gì: đi trễ, tranh cãi, nếu chiếc quần yêu quý của mình bị dơ…v.v. Không thoải mái với xung đột, đứa bé tránh tranh cãi và có những bất đồng, nhận chìm nhu cầu của mình để làm vui lòng người khác, và đáp ứng mong chờ của cha mẹ hoặc của cấp bậc.

 Đặt mảnh ghép đúng chỗ

Những người quá nhạy cảm dễ bị ảnh hưởng do thay đổi hoặc do bị gián đoạn, đụng đến các tiêu chuẩn đảm bảo an toàn cho họ. Ông Pierrick Martinez, người đã phát hiện ra sự độc đáo của mình cách đây hai năm, ông phân tích: “Bản chất rất lo lắng, tôi đã thu mình lại, tôi có cảm giác người ta nhìn cách tôi sống. Nhận biết mình nhạy cảm và chấp nhận tình trạng này sẽ thay đổi mọi sự. Đột nhiên, các mảnh ghép được ghép lại với nhau: Tôi hiểu rõ hơn những gì tôi đã trải qua, các tình huống, các phản ứng, cảm nhận sự cách biệt này. Đó là điều làm sáng tỏ và giải thoát tôi. Nó làm cho tôi thoát được sức nặng đã đè lên tôi từ thuở thơ ấu.”

Và điều này có thể cản trở đời sống nghề nghiệp. Ông Pierrick nhận xét: “Một người quá nhạy cảm có xu hướng coi trọng người khác và hạ giá trị mình. Trong một nhóm, họ đấu tranh để khẳng định bản thân, bảo vệ ý tưởng của mình, giới thiệu mình, thương lượng giá cả… Đó là cả một con đường tin vào bản thân, dám để nguồn năng lượng tuôn ra, đưa ra ánh sáng. Giải hòa với chính mình là điều kiện tiên quyết cần thiết để biến đổi.

“Giúp con biết yêu bản thân và chấp nhận mình”

Tiến sĩ Saverio Tomasella nói: “Hãy chọn cuộc sống, chọn cuộc sống của mình… Lời mời gọi này từ Kinh thánh đã đánh động tôi rất nhiều khi tôi còn nhỏ. Tính nhạy cảm là một trong những tài năng nhận được của chúng ta. Chúng ta càng trau dồi nó, chúng ta sẽ càng sống tốt hơn. Chính vì tìm cách kìm nén nó, chúng ta mới khổ.” Vậy chúng ta có thể giúp họ bằng cách nào?

Đứng trước sự lo lắng, bà Jasmine Gage, chuyên gia thôi miên, khuyên áp dụng kỹ thuật khẳng định, trong quyển sách Tháp tùng em bé ngựa vằn (Accompagner son enfant zèbre, nxb. Jouvence) bà giải thích: “Điều quan trọng là phải neo bản thân vào thực tế của hiện tại. Đây không phải là phủ nhận vấn đề, nhưng tìm kiếm trong bản thân mình sức mạnh để vượt qua lo lắng.”  Bà đưa ra ba giai đoạn: khẳng định tích cực, cầu nguyện, hành động.

Ví dụ, nếu trẻ sợ bị từ chối, cha mẹ có thể giúp trẻ nói: “Mình yêu bản thân mình và mình như thế nào thì mình chấp nhận con người mình như thế đó. Xin giúp con biết yêu con và chấp nhận con, tin tưởng vào khả năng va chạm của con.” Rồi hành động: lọc lại bạn bè, tìm cách làm vui lòng mình và trung thực với chính mình trước khi làm hài lòng người khác, chấp nhận mọi người có thể không phù hợp với mình.

Các khóa thư giãn đã dạy Clément thở tốt hơn và đỡ bị trệch hướng trong đời sống hàng ngày. Theo dõi trị liệu tâm lý cũng có ích. Bà Claire nói: “Việc khám phá đặc điểm của mình giúp các em có tự tin, vì các em cảm thấy mình ‘kỳ quặc’, cho các em công cụ để sống tốt hơn đời sống hàng ngày của các em.”

Tôn trọng nhu cầu của trẻ

Vì thế khi trẻ cảm thấy choáng ngợp, thì các em biết mình có nơi trú ấn an toàn, thực hay ảo, nhắm mắt lại, hình dung cảm xúc được chiếu trên màn hình và quyết định thay thế dần dần bằng cảm xúc tích cực. Mẹ của em bé cũng nhấn mạnh đến âm nhạc: khi em bé chán nản hoặc hưng phấn, một điệu nhạc êm dịu có thể giúp em có một phong cách mới.

Đứng trước các em này, người lớn phải đứng vững: vừa tránh thúc dục, vừa tìm cách làm cho các em “cứng rắn”, nhưng cũng không bảo vệ quá mức. Nhưng nhất là tôn trọng các nhu cầu của em bé. Nhu cầu muốn yên tĩnh và ở một mình, dạy cho em bé biết khẳng định bản thân và biết nói không.

Bà Elaine Aron, người tiên phong, nhấn mạnh trong quyển sách Cha mẹ siêu nhạy cảm (Parents hypersensibles, Nxb. De l’Homme), do bản chất, những người này thuộc về tâm linh: “Tất cả thực hành tâm linh kết nối với một tổng thể lớn hơn, và ngay cả với bản thân theo một nghĩa rộng hơn, với mọi sinh vật, với toàn bộ sự Sáng tạo, với vô cùng và với vĩnh cửu, cho Chúa hay cho Thượng đế, cho thiêng liêng đến cội nguồn. Thực hành hàng ngày là một hình thức nghỉ ngơi hoặc thư giãn.”

Những phẩm chất cho một thế giới mới

Mẹ của Clément cho biết: “Em bé tò mò, cởi mở, vui tính. Tính nhạy cảm này là một sức mạnh, một phong phú mà chúng ta phải học cách để tập trung lại. Sáng tạo, đồng cảm, hợp tác, trực giác đều là những khía cạnh tích cực được nhà tâm lý học lâm sàng và nhà trị liệu tâm lý David Alzieu trình bày chi tiết trong quyển sách Mười phẩm chất ẩn giấu của các em bé nhạy cảm nhất của chúng ta (Dix Qualités cachées de nos enfants les plus sensibles, nxb. Jouvence). Bao nhiêu là kỹ năng cần trau dồi.

Khi trưởng thành, nhiều người trong số những em bé vị tha này tham gia vào các hiệp hội. Ông Pierrick Martinez  tin chắc: “Quá nhạy cảm không phải là điểm yếu, dù có các cạm bẫy cần tránh, đặc biệt trên vấn đề quan hệ. Tính nhạy cảm trở nên sức mạnh khi chúng ta dám sống với nó, và cống hiến tài năng của mình cho người khác.” Nhiệm vụ đã hoàn thành với nhà thiết kế đồ họa và họa sĩ minh họa này, người đã đăng trên tài khoản Instagram và Facebook cá nhân của mình vào năm ngoái, cho 33.000 người theo dõi những bảng được thiết kế để trình bày các đặc điểm của chứng siêu nhạy cảm.

Hiệu ứng luyện tập

Nhóm thiểu số tích cực này cũng có thể biến đổi xã hội, như tiến sĩ Saverio Tomasella lập luận: “Theo các nhà xã hội học, chỉ cần 10% dân số thay đổi để tạo hiệu ứng luyện tập thì mọi thứ sẽ thay đổi. Cũng như muối của trái đất… Theo hiện tượng mao dẫn, mọi thứ đều có thể thay đổi: làm cha mẹ, sư phạm, quản lý. Các xu hướng mới đã khẳng định: lắng nghe, làm việc theo nhóm, mối quan hệ ngang hàng không phân cấp, v.v.”

Trong khi chờ đợi, cha mẹ sẽ tìm cách nuôi dưỡng sự kết nối lại này với bản thể sâu đậm của con mình, đánh giá cao quan hệ của con với thế giới mãnh liệt, đặc trưng của tất cả các tác giả và nghệ sĩ vĩ đại. Triết gia Fabrice Midal kết luận: “Một cuộc sống nhạy cảm sẽ hạnh phúc hơn, tinh tế hơn,… sống động hơn. Thông thường những người này ít gắn bó với quyền lực và tiền bạc, một người quá nhạy cảm sẽ khao khát sự hòa hợp. Họ sẽ không bao giờ từ bỏ nó.”

 

 

 

Tôi có quá nhạy cảm không? Tìm hiểu về một sức mạnh chưa được biết (Suis-je hypersensible ? Enquête sur un pouvoir méconnu, Fabrice Midal, nxb. Flammarion).

 

Marta An Nguyễn dịch

(phanxico.vn)